Phương pháp Khám_trinh

Trong một số phong tục, tập quán văn hóa của một số quốc gia, dân tộc, vùng lãnh thổ có sự đòi hỏi bằng chứng về trinh tiết của cô dâu trước khi cuộc hôn nhân diễn ra, có trường hợp chú rể vì lý do tôn giáo mà yêu cầu bạn tình kiểm tra trinh tiết trước khi đi đến lễ cưới.[2] Theo cách truyền thống một cô dâu được coi là còn trinh khi được kiểm nghiệm và xác nhận rằng cô hiện đang có một màng trinh còn nguyên vẹn.[3] Trong triều đình Trung Quốc thời phong kiến, trong các tiêu chuẩn tuyển mỹ nữ của hậu cung Trung Quốc thì dung mạo và nhân phẩm mới là hai thước đo quan trọng nhất. Trong đó, dung mạo là chỉ những điều kiện về sinh lý còn nhân phẩm là điều kiện mang cách nhìn chủ quan. Trong những tình huống thông thường, điều kiện được các Hoàng đế Trung Quốc quan tâm nhất chính là điều kiện về mặt sinh lý. Việc kiểm tra cơ thể các mỹ nữ được thực hiện cực kỳ cẩn thận tỉ mỉ và nghiêm ngặt.[4]

Ngửi xà lách vườn là một phương pháp kiểm tra trinh tiết theo một cuốn sách từ thế kỷ 16

Việc kiểm tra thường được thực hiện bằng một bác sĩ hoặc những người có kinh nghiệm bằng phương pháp kiểm tra vật lý đơn thuần như khám, xem xét âm vật, sờ mó, kích thích, soi vào âm đạo... tồn tại một kinh nghiệm cho rằng nếu nhũ hoa (núm vú) của một cô gái bị thâm đen hoặc không được hồng hào thì cô ta đã không còn trinh tiết [5] hoặc khi bộ ngực của cô ta chảy xệ thì đó là cô gái đã từng có con.[6] Ngoài ra một phương pháp khác được miêu tả trong một quyển sách từ thế kỷ 16 là nam giới muốn kiểm tra trinh tiết của một phụ nữ thì nên cho cô ta ngửi rau diếp (sách viết là lettuce tức Lactuca sativa, một loại xà lách vườn trong chi Rau diếp Lactuca), nếu sau đó cô ta muốn đi vào nhà vệ sinh thì chắc chắn là đã không còn trong trắng.[7][8][9]

Bên cạnh đó chú rể sẽ kiểm tra thông qua một "vết máu sau đêm tân hôn" hay lùng sục tìm một "vết máu" với ý nghĩa rằng việc máu chảy ra từ âm đạo được cho là kết quả của việc rách màng trinh.[10][11][12][13] Việc kiểm tra vật lý thông thường sẽ được thực hiện trước khi buổi lễ kết hôn, trong khi các "bằng chứng bằng máu" liên quan đến việc kiểm tra dấu hiệu chảy máu như là một phần kết của hôn nhân, sau khi buổi lễ diễn ra. Vết máu được coi là chứng chỉ của đêm tân hôn. Có những chú rể hoặc người nhà của họ đã ngầm trải khăn trắng trên giường để kiểm tra vết máu.[14]

Ở một số nước Phương Đông thời trung cổ, việc kiểm tra trinh tiết được thực hiện đơn giản thông qua việc khám có hay không dấu hiệu thủ cung sa. Người ta nói rằng chỉ cần chấm một giọt thủ cung sa lên cơ thể người con gái thì nó sẽ không bao giờ biến mất cho tới khi người con gái đó ăn nằm với một người đàn ông. Chính nhờ đặc tính kỳ lạ này, thủ cung sa trở thành một thứ thuốc thần diệu được người Trung Quốc cổ đại sử dụng để kiểm tra trinh tiết phụ nữ. Điều này được ghi chép một cách đầy đủ trong những bộ sử chính thống chứ không chỉ là trong những truyền thuyết dân gian hay các tiểu thuyết võ hiệp.[15]

Sách Bác vật chí thời nhà Tấn còn ghi chép rõ nguồn gốc và cách bào chế thủ cung sa như sau: Người ta dùng chu sa nuôi thạch sùng, cơ thể thạch sùng sẽ dần dần biến thành màu đỏ. Sau khi đã ăn đủ 7 cân chu sa, người ta giết thạch sùng rồi xay nhỏ được một thứ nước màu đỏ. Dùng thứ nước này chấm vào cơ thể người con gái thì nó sẽ tạo thành một vết son đỏ tươi và không bao giờ biến mất. Chỉ khi người con gái đó lấy chồng hoặc có quan hệ chăn gối với một người đàn ông nào đó thì vết son này sẽ biến mất. Vết son đó được người ta gọi là thủ cung sa. Chính nhờ công dụng thần diệu này, thủ cung sa trở thành phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để kiểm tra trinh tiết người phụ nữ.[15][16]

Tại Nam Phi, các thiếu nữ Zulu hằng năm đều phải tham dự lễ hội Cây sậy để chứng minh sự trinh trắng của mình. Trong lễ hội, từng cô gái trẻ phải để ngực trần và mặc những chiếc váy sặc sỡ sắc màu, tưng bừng nhảy múa các vũ điệu truyền thống trước mặt quốc vương. Họ phải xếp thành hàng dài, nối đuôi nhau đứng trước lễ đài, trút bỏ quần áo trước mặt mọi người để chứng tỏ mình còn trong trắng.[17]

Ngoài ra người Zulu cũng có tục kiểm tra trinh tiết của đàn ông, theo đó, không chỉ những người phụ nữ phải trải qua kỳ kiểm tra trinh tiết mà ngay cả những nam thanh niên cũng phải trải qua nghi thức kiểm tra sự trong trắng vô cùng nghiêm ngặt trước sự chứng kiến của toàn thể bộ tộc. Việc chứng minh sự trong trắng của đàn ông được đo bằng chiều cao của dòng nước tiểu phóng ra. Những nam thanh niên có dòng nước tiểu phóng ra cao bằng hoặc cao hơn đỉnh đầu thì sẽ được công nhận là trai tân. Những người không may mắn phóng ra dòng nước tiểu thấp hơn đỉnh đầu thì sẽ bị coi là đã ăn phải trái cấm và chịu những hình phạt nặng nề.[17]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khám_trinh http://www.foxnews.com/world/2011/06/27/watchdog-e... http://books.google.com/books?id=HdF6ac5yldMC&pg=P... http://books.google.com/books?id=Pj4CAAAAYAAJ&pg=P... http://vnexpress.net/gl/doi-song/gia-dinh/2011/11/... http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/lam-dep/2010/06/3... http://www.amnesty.org/en/library/asset/ACT77/001/... http://www.dailymail.co.uk/news/article-1383814/St... http://www.guardian.co.uk/uk/2010/feb/03/airport-v... http://www.guardian.co.uk/uk/2011/may/08/virginity... http://www.metro.co.uk/weird/861666-females-are-fa...